1. Tìm hiểu về tác dụng của tinh dầu tràm

Về nguồn gốc thì tinh dầu được chiết xuất từ các bộ phận của cây trà, cụ thể là lá và cành. Đây là loại cây bắt nguồn từ nước Úc xinh đẹp và tên khoa học gọi là Melaleuca Alternifolia. Trong thành phần tinh dầu có chứa các chất có khả năng kháng khuẩn nên mục đích điều chế chủ yếu để chống nhiễm trùng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Tràm trà- cái tên này khiến nhiều người lầm tưởng tinh dầu tràm và tràm trà là một. Thực tế tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió còn tràm trà thì từ cây tràm trà. Do có cùng là cây trong chi tràm nhưng nếu tìm hiểu sẽ thấy chúng có sự khác biệt hoàn toàn:
- Tinh dầu tràm trà (Tea Tree): Trong thành phần có 2 chất chiếm phần lớn là Gamma-terpinen và terpinen-4-ol. Được lấy từ lá và cành cây tràm trà.
- Tinh dầu tràm gió (Cajeput oil): Thì thành phần là Cineol (Eucalyptol), α–Terminal, limonene và được tìm thấy trong lá cây tràm gió.
2. Tinh dầu tràm dùng để làm gì? Tác dụng của tinh dầu tràm
1. Hỗ trợ kháng khuẩn
Tinh dầu tràm trà chứa thành phần α-Terpineol có tính kháng khuẩn cao, được sử dụng để đặc trị các bệnh do virus cúm gây ra.Sử dụng tinh dầu tràm trà để phòng ngừa bệnh cúm.
Để giảm khó chịu khi nghẹt mũi, có thể sử dụng máy xông tinh dầu hoặc bát nước nóng thêm vài giọt tinh dầu tràm trà để tạo sự thoải mái dễ chịu.
2. Tinh dầu tràm giúp trị ho
Nếu bạn chú ý thì trong thành phần các loại thuốc trị ho sẽ có cinoel – hợp chất có khả năng diệt khuẩn, tan đờm chấm dứt các cơn ho lâu ngày, ho dai dẳng. Tràm trà có chứa Cinoel nên bạn có thể xông họng bằng tinh dầu tràm trà để chữa bệnh.

3. Tinh dầu tràm giúp tránh gió, chống cảm lạnh
Tinh dầu tràm trà có thể được sử dụng để thoa lên cơ thể trẻ sau khi tắm và trước khi đi ngủ hoặc ra ngoài trời để giữ ấm cơ thể, chống chịu tốt hơn và tránh bị côn trùng đốt. Cũng có thể nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước tắm để ấm người hơn, nhưng không được để nước có tràm trà dính vào mắt.
Tinh dầu tràm trà lành tính và có thể sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú để tránh gió và thông huyết kinh mạch. Nếu bé nhà bạn rất nhạy cảm và dễ kích ứng, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và nên massage nhẹ nhàng để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Giúp đuổi muỗi
Các bé nhỏ không nên sử dụng các loại xịt muỗi thì hãy dùng tinh dầu tràm trà. Nhỏ 1 đến 2 giọt vào nước rồi thoa lên chân, tay và những vị trí dễ bị muỗi đốt. Mùi tràm trà ngoài muỗi thì cũng có khả năng xua đuổi các loại côn trùng khác.
Khi bị côn trùng đốt bôi dầu tràm trà sẽ giảm sưng tấy và hết ngứa.
5. Hỗ trợ giảm đau
Những người mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày như co thắt dạ dày mỗi sáng trước khi ăn hãy uống một ly nước có pha 1 giọt tràm trà để giảm đau nhanh chóng.
Với người bị đau xương khớp như các ông, các bà thì có thể sử dụng tinh dầu tràm trà như dầu xoa bóp. Đổ vài giọt ra tay rồi thoa lên vùng đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng để giảm đau hiệu quả.
Mẹ bỉm sữa khi bị nhiễm lạnh sẽ đau cơ nhức mỏi. Massage cơ thể với tinh dầu tràm trà hàng ngày có thể giảm các cơn đau.
6. Dầu tràm giúp trị khó tiêu, đầy hơi
Trẻ nhỏ thường thích ăn thịt và các loại đồ ăn nhanh. Thiếu chất xơ dễ gây táo bón đầy bụng. Khi ấy bạn hãy dùng tinh dầu tràm trà massage nhẹ lên bụng bé để bé được dễ chịu, không khóc quấy.
7. Hỗ trợ chống nấm, khử trùng
Khi bị nấm hay nổi mẩn đỏ, vi khuẩn ngoài da thì ta sẽ cần đến các loại thuốc bôi, thuốc uống để trị bệnh. Bạn cũng có thể thoa tinh dầu tràm trà lên vùng da bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan và rút ngắn thời gian bị nấm. Tắm với nước có chứa tinh dầu tràm trà cũng là một biện pháp hiệu quả.

8. Giúp giảm nhờn và trị mụn tốt
Tinh dầu tràm trà có khả năng giảm dầu nhờn và se nhỏ lỗ chân lông trên da mặt. Có thể nhỏ 2 giọt tinh dầu tràm trà ra tay, xoa đều rồi vỗ nhẹ lên trên mặt sau bước toner để có hiệu quả tốt.
Nếu bạn mọc mụn đỏ có thể dùng tăm bông chấm tea tree oil chấm vào vết mụn, sáng hôm sau tỉnh dậy sẽ thấy mụn bớt sưng hơn. Sử dụng thường xuyên đến khi hết mụn.
Với trẻ sơ sinh chưa được 1 năm tuổi không nên sử dụng trực tiếp dầu tràm trà, chỉ nên bôi lên quần áo hoặc pha loãng trước khi xoa cho bé.
9. Dầu tràm giúp vết thương nhanh lành
Với khả năng kháng khuẩn, dầu tràm trà có thể làm lành các vết trầy xước, các vết thương nhẹ của trẻ nhỏ. Hoặc sau khi bị sởi, thủy đậu hay mụn nhọt, bạn dùng dầu tràm trà thoa lên các vết sẹo để nhanh mờ.
Không chỉ bảo vệ trẻ nhỏ khỏi các vết nhiễm trùng mà nó còn có tác dụng tăng sự lưu thông của máu tại nơi có vết thương, nhờ đó vết thương mau lành.
10. Kích thích tiết mồ hôi
Trẻ sơ sinh còn non yếu, cơ thể dễ bị tích tụ các chất có hại cho sức khỏe. Xoa tinh dầu tràm lên quần áo bé sẽ giúp bé ấm người, tăng tiết mồ hôi. Từ đó dễ dàng đào thải các chất độc và lượng muối thừa trong người. Đồng thời lỗ chân lông được thông thoáng nên giảm được nguy cơ mắc các loại bệnh thông thường.

11. Điều trị viêm xoang
Viêm xoang là căn bệnh do xoang mũi bị nhiễm trùng dẫn đến đau nhức dai dẳng.
Dầu tràm trà có thể thuyên giảm và điều trị bệnh viêm xoang bằng cách xông hơi mũi với nước nóng pha 2-3 giọt tinh dầu tràm trà trong khoảng 20-30 phút để làm mềm dịch nhầy trong khoang mũi và giúp đào thải.
Việc đeo khẩu trang ở những nơi khói bụi ô nhiễm cũng giúp phòng ngừa tái phát viêm xoang.
12. Giúp giảm đau xương khớp
Đau cơ mỏi khớp là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Khi các chức năng trong cơ thể dần suy yếu, sức khỏe kém dần và khả năng hấp thụ trao đổi chất không còn khỏe như xưa thì xương khớp sẽ không được linh hoạt và cứng cáp nữa. Khi vận động dễ bị nhức mỏi xương khớp.
Xông tinh dầu tràm trà hoặc thoa trên da kết hợp xoa bóp sẽ tăng khả năng lưu thông của máu. Khả năng trao đổi vận chuyển chất cũng tăng nên xương được chắc khỏe. Chăm chỉ xoa bóp và tập thể dục vấn đề đau cơ khớp sẽ thuyên giảm.

13. Giúp giảm đau răng
Vì một nguyên nhân nào đó mà vi khuẩn đã xuất hiện và phá vỡ lớp men răng. Khiến tủy răng bị tổn thương gây đau nhức khó chịu cho người bị. Xông tinh dầu tràm trà có thể thuyên giảm cơn đau mà không lo tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc giảm đau.
14. Chữa hôi miệng
Nhiều người do bẩm sinh hoặc vì sự xâm nhập của vi khuẩn trong miệng mà hơi thở có mùi nồng, khó chịu. Ngoài các loại kẹo thơm miệng tạm thời thì sử dụng dầu tràm trà cũng là một biện pháp hữu hiệu.
Chuẩn bị một ly nước ấm rồi giọt 1-2 giọt tinh dầu tràm trà vào khuấy. Ngậm nước trong vòng 1 phút để tràm trà có thời gian sát khuẩn sau đó nhổ đi. Kiên trì sử dụng cách này để giảm tình trạng hôi miệng đồng thời đảm bảo răng miệng khỏe mạnh.

3. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm cho bé
Trong tràm trà chủ yếu là các thành phần kháng khuẩn nên bạn không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Khi bé lần đầu sử dụng hãy pha loãng với nước rồi bôi thử lên một vùng da nhỏ xem bé có bị kích ứng hay có xuất hiện tác dụng phụ nào không.
Tuy không có nhiều trường hợp có tác dụng phụ nhưng vẫn có bé bị thay đổi hormone khi sử dụng tràm trà. Nếu nặng hơn có thể gây ra tử vong. Vì vậy tốt nhất là khi muốn sử dụng thứ gì với bé sơ sinh bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
4. Lời kết
Cả bài viết đã nêu ra các công dụng tuyệt vời mà tinh dầu tràm trà mang lại. Nếu không bị dị ứng thì bạn hãy mua ngay một chai tinh dầu về để xông nhà tạo cảm giác thoải mái dễ chịu mỗi khi làm việc và nghỉ ngơi nhé.
Nếu bạn có nhu cầu thì liên hệ với chúng tôi qua Facebook: Ura Cosmetic